Bài chia sẻ Lời Chúa của Lm. Gioan Nguyễn Lợi
trong Thánh Lễ mừng Thánh Quan Thầy Tôma Thiện.
Đại Hội Cựu Chủng Sinh Huế Tại Hải Ngoại (18-19/9/2010)


Thánh Chủng sinh
Tôma Trần văn Thiện
(ấn để nghe mp3)


Kính thưa Đức Ông,
Kính thưa quư Lm đồng nghiệp,
Kính thưa Thầy Sáu
và tất cả Anh Chị Em.

Có nhiều người xúi tôi nói dài đó! Đă bị lộ ra v́ rớt các tờ giấy này nữa. Nhưng đếm cho kỹ, chỉ 4 trang thôi, mà lại in chữ cỡ lớn. In chữ cỡ lớn là để tôi có thể đọc được và gây cảm tưởng là tuy già nhưng vẫn c̣n ... c̣n vậy, chấm chấm. (Cộng doàn phụng vụ cười).

Khi nhận trách nhiệm chia sẻ Lời Chúa trong ngày trọng đại của Đại hội Cựu Chủng Sinh Huế Hải Ngoại, tôi ôn lại những ngày tháng cuối cùng của Thánh Quan Thầy chúng ta, chú Tôma Thiện, không ngờ, chứa đầy tư tưởng Thần học, Kinh thánh, Phụng vụ, và Tu đức, đến ngỡ ngàng. Và đây, tôi xin được phép chia sẻ.


Các cha đă cầu nguyện cho tôi rồi. Anh Chị Em, nhớ cầu nguyện cho tôi để có Chúa Thánh Thần. Đặc biệt, cha Ảnh (Lê Đăng) bên cạnh tôi, trước khi tôi lên bục giảng, ngài bảo ngài cầu nguyện để Chúa Thánh Thần soi sáng cho tôi.


1) Nhập đề: Máu tử đạo, hạt giống trổ sinh Giáo hội.

Chúng ta, trước hết, nên biết cuộc bách đạo tại Việt Nam ḿnh dai dẵng và dữ dội. Khi vua Gia Long lên ngôi vào năm 1802, bấy giờ bắt đầu được khá tự do và Giáo hội phát triển. Tiếp đến thời Minh Mạng, Thiệu Trị, và Tự Đức, cuộc bách đạo lại khốc liệt và quy mô hơn.

Thánh Tôma Thiện của chúng ta tử đạo vào năm 1838 dưới thời vua Minh Mạng. Các Bài Đọc hôm nay nói về chuyện gieo xuống đất xác phàm, sống lại vinh quang; hay theo bài Phúc âm, hạt giống gieo xuống, theo gương Chúa Giêsu Kitô, bị vùi dập, hầu như chết, thế mà đă bừng sống dậy. Chú Tôma Thiện cũng là hạt giống, như chúng ta hay nghe nói hạt giống Tử đạo nẩy mầm sinh đức Tin, sinh Giáo hội. Ngài tử đạo vào năm 1838. Sau đó, qua mầu nhiệm Các Thánh Thông Công, rất nhiều người nhận được niềm Tin. Không ngờ đúng một trăm năm sau, vào năm 1938, năm sinh của tôi, th́ có Gioan Nguyễn Lợi nhận được đức Tin. (Cộng doàn phụng vụ cười và vỗ tay.)

Chủng viện Huế của chúng ta nhiều lần thay đổi tên: được thành lập với tên tiểu chủng viện An Ninh, sau đó phải dời chổ, dời đi dời lại; rồi, có khi được thay thế bằng chủng viện Di Loan. Chúng ta nhớ mấy chi tiết này để dễ dàng hiểu những ngày cuối cùng của thánh Bổn Mạng chúng ta.


2) Theo gương Thánh Tôma Thiện, luôn t́m thực thi thánh ư Thiên Chúa. Tiếng nói lương tâm.

Chú Tôma Thiện có hai bà chị, trong ấy có một bà đi theo ngài. Sử ghi như thế này: khi chị Yến cho biết t́nh h́nh bắt đạo ở Di Loan, tiểu chủng viện Di Loan bấy giờ bị giải tán, và cha bề trên cũng phải lẩn trốn, chú Thiện nói với chị: "Dù không gặp ngài (tức là cha bề trên của chủng viện Di Loan), em cũng phải tới nơi: cha gọi em, em không thể không đi được."

Chú Thiện này khá lắm! Mới 18 tuổi thôi mà đă quyết tâm thực hiện ư Chúa, t́m thánh ư Thiên Chúa. Và đó là mẫu gương cho chủng sinh, đại chủng sinh, cũng như cho các linh mục, là những người, khi nhận chức thánh, hứa sẽ vâng lời giám mục, tại v́ ư của giám mục là ư của Thiên Chúa trong hành động mục vụ. Dĩ nhiên, chúng ta xin với Thánh Tôma Thiện chuyển cầu cho chúng ta, là linh mục ở nước nhà, đặc biệt cho các linh mục tại Huế, biết tuân phục hai Đức Tổng của chúng ta, Đức Tổng Têphanô và Đức Tổng Phanxicô, theo gương Thánh Tôma Thiện. Dĩ nhiên, trong sự tùng phục có đối thoại; nhưng sau đối thoại, quyền quyết định tối thượng là của giám mục. Chúng ta xin Thánh nhân phù hộ cho tất cả các linh mục thấm nhuần tinh thần ấy.

Riêng cựu chủng sinh th́ sao? Cũng giống như tất cả các giáo dân, chúng ta luôn t́m thánh ư Thiên Chúa qua tiếng nói của lương tâm mà đă được Chúa Thánh Thần hoán cải, được Chúa Thánh Thần tu bổ bằng đức Tin, đức Cậy, đức Mến, với Bảy Ơn, và với những ơn soi sáng, thúc giục mỗi giây mỗi phút, để giúp chúng ta t́m được và thực thi thánh ư Thiên Chúa trong môi trường chúng ta đang sống: trong gia đ́nh, trong xă hội, và đặc biệt trong cộng đồng giáo xứ, để rồi chúng ta biết hợp tác với nhau mưu t́m vinh danh Thiên Chúa.

Vậy, c̣n những người chưa có niềm Tin, th́ sao? Chúng ta xin cho tất cả t́m thánh ư Thiên Chúa qua tiếng nói lương tâm. Và đây là một chân lư rất quan trọng, mà nhân ngày tưởng nhớ thánh Bổn Mạng Tôma Thiện, chúng ta ư thức Giáo hội hiện giờ nhấn mạnh giá trị căn bản của tiếng nói lương tâm. Đức Thánh Cha tông du qua Anh quốc để phong Chân Phước cho Hồng Y John Henry Newman. Một trong những điểm son của Hồng y Newman, từ Anh giáo trở về Công giáo, được diễn tả trong câu nói bất hủ. Hồng Y nói như thế này: Nếu tôi cần phải nâng ly rượu mừng th́ tôi xin nâng ly rượu mừng đầu tiên cho lương tâm của con người, rồi ly rượu mừng thứ hai cho Đức Thánh Cha; nghĩa là, lương tâm là tiếng nói của Thiên Chúa và là căn bản, mà trên đó mầu nhiệm Mạc khải đến để vun tưới, vun tưới bằng Thánh Thần, để rồi tươi sáng hơn. Những người chưa nhận được Thánh Thần v́ lư do này lư do khác th́ vẫn phải theo tiếng nói lương tâm. Có thế, trong những tranh luận thần học, chúng ta khỏi phải quá bồn chồn lo lắng về số phận được cứu rỗi hay không cứu rỗi của những người chưa nhận được niềm Tin. Tôi không thể dài ḍng trong điểm này được, nhưng chúng ta thấy Thánh Tôma Thiện, nhân ngày hôm nay, gợi mở cho chúng ta một con đường: con đường cứu độ cho tất cả mọi người qua sự cố gắng t́m thực thi thánh ư của Thiên Chúa; và đối với những ai chưa có niềm Tin, đó là hành động theo tiếng nói lương tâm.

3) Nước Trời hay Luật Trời.

Điểm thứ hai. Khi nói về ư Trời, chúng ta không thể quên: một trong những chân lư chính yếu của Chúa Giêsu khi rao giảng, là Nước Trời. Nước Trời theo nghĩa nào? Lịch sử chú giải Kinh Thánh ba ch́m bảy nổi trong việc t́m hiểu ư nghĩa của Nước Trời, Nước Thiên Chúa. Nhưng rồi, với thành quả chú giải được cô đọng trong cuốn Jesus of Nazaret (Đức Giêsu làng Nadarét), tập một, của Đức Thánh Cha, chúng ta phát hiện được rơ ràng: không phải, trong chú giải Kinh Thánh, hiểu được ngôn ngữ Do Thái (Hi-pri) hay ngôn ngữ Hy Lạp, là có thể hiểu được ư nghĩa của Nước Trời. Trong trường hợp này, phải đi vào trong tiếng Aramaic, là ngôn ngữ Chúa Giêsu đă dùng khi rao giảng. Thành quả ấy được diễn tả trong cuốn sách của Đức Thánh Cha: Nước Trời là nơi t́m được thánh ư của Thiên Chúa, tại v́ Nước Trời, theo tinh thần của tiếng Aramaic, là Luật của Thiên Chúa. Có nhiều khi, nỗ lực chú giải đi lung tung lang tang mà quên đi chính Chúa Giêsu đă cho chú giải về Nước Trời rồi, cho ngay trong kinh Lạy Cha: Nước Cha trị đến, Ưù Cha thể hiện dưới đất cũng như trên Trời. Nước Trời là cộng đoàn phụng vụ của chúng ta hôm nay đang tề tựu đây, trong ngày tưởng nhớ Thánh Tôma Thiện và đang t́m hiểu ư nghĩa của thánh ư Thiên Chúa như thế nào trong môi trường, theo gương của Thánh Tôma Thiện; nghĩa là, chúng ta thực sự là Nước Trời đang triển nở trong Phụng vụ.

4) Neo Giêsu Thánh Thể và Thánh Tôma Thiện, mẫu gương Tin Yêu và Hy vọng.

Bấy giờ, lính bắt một số giáo hữu, trong đó có hai chị em Tôma Thiện cũng vừa mới tới Di-Loan. Tất cả bị giải về Quảng Trị và bị tra tấn. "Hăy bỏ đạo th́ sẽ được tha!" Chú Thiện trả lời: "Đạo dạy tôi thờ kính Thiên Chúa là đạo thật, tôi không thể bỏ được." Trong khi hỏi cung, thấy Tôma Thiện khôi ngô tuấn tú, đối đáp nhanh nhẹn, có vẻ con nhà nho, quan nghi ngờ chú là đồ đệ của đạo trưởng (là cố Jaccard Phan) nên giữ lại lâu để vặn hỏi cặn kẽ hơn. Chú khai ḿnh vừa mới từ Quảng trị đến, chưa hề gặp cố Kim là bề trên chủng viện Di-Loan, và hiên ngang xưng ḿnh là người có đạo, không chút sợ hăi. Chú c̣n xác quyết một ḷng thờ phượng Thiên Chúa, là Đấng tạo thành trời đất; thà chết chẳng thà bỏ đạo.

Thánh Quan Thầy của chúng ta cương quyết xác nhận ḿnh thờ Thiên Chúa tạo thành trời đất. Và, nếu cần phải chết v́ niềm Tin này, v́ niềm Hy vọng này, chú Thiện vẫn sẵn sàng.
Chúng ta liên tưởng đến một trong những thành quả của cuộc tử đạo Tôma Thiện, là cố Hồng y Phanxicô Xavie Thuận. Chúng ta được một linh mục của chúng ta ngày mai sẽ nói nhiều về ngài như là chứng nhân của niềm Hy vọng. Vậy, tôi xin chuyển qua một vị tử đạo khác của chúng ta, cũng được Đưc Thánh Cha kính yêu trích dẫn những lời của ngài trong thông điệp Được cứu độ nhờ niềm Hy vọng. Đó là Thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh. Ở trong tù, ngài đă viết một đoạn mà được trích dẫn trong Thông điệp. Ngài lấy ư từ Thư gởi cho Tín hữu Do Thái: Đang lênh đênh ở gịng đời này, chúng ta có được cái neo quẳng lên trời, tận măi Cung Thánh. Neo ấy là Đức Giêsu Kitô đang ở trong Cung Thánh của Đền Thánh trên Trời. Neo ấy rất vững vàng. Thuyền của chúng ta, thuyền cá nhân, thuyền cộng đoàn, thuyền gia đ́nh, thuyền Giáo hội hoàn vũ hay Giáo hội Việt Nam, đang được buộc vào Neo ấy. Cho nên, chúng ta rất an tâm giữa biển đời. Bổn phận của chúng ta khi gặp chao đao ở dương thế, là noi gương Thánh Tôma Thiện: luôn luôn hướng về Thiên Chúa, hướng về Trời. Người kitô hữu có thể được định nghĩa như là người chân đạp đất mà đầu không phải đội Trời; không, kitô hữu là người chân đạp đất, hai mắt nh́n Trời để biết hướng đi. Trong mỗi Thánh Lễ, chúng ta gặp Neo Giêsu, và nhấp nhấp thử dây neo để xác tín Neo vẫn c̣n đó và luôn vững chắc. V́ thế, sau mỗi Thánh Lễ, chúng ta về lại môi trường với tâm tư đă đuợc một chuyên viên về Thánh lễ nói lên. Không một Thánh Lễ nào mà lại không nhắc nhở chúng ta: sau Thánh Lễ, chúng ta được gia tăng Hy vọng thêm một chút. Chúng ta thấy chúng ta tội lỗi nhưng khi tới dự Thánh Lễ, nhấp nhấp thấy Neo Giêsu vẫn c̣n vững và chúng ḿnh vẫn nắm vững dây neo, th́ bấy giờ chúng ta, về lại trong cuộc sống, an tâm hơn. Lư do, là v́ Neo Giêsu này, tuy đặt măi trên Cung Thánh Nước Trời, nhưng đồng thời cũng là Neo di động, v́ Neo này c̣n mang tên Emmanuel, đồng hành với chúng ta.

5) Diện đối diện cùng nh́n về Trời.

Để vắn gọn hơn, tôi nhảy đấy! Xin sang trang cuối v́ thấy các cha ngam ngáp rồi đó...(Cộng doàn phụng vụ cười).
Khi ôn lại cuộc Tử đạo, không ngờ mấy chi tiết dưới đây giúp tôi rất nhiều và chắc cũng sẽ giúp Anh Chị Em.
Sáng hôm sau, ngày 18 tháng 7, 1838, lính đưa vào nhà lao một người tù mới: Cha Jaccard (cố Phan). Chú Tôma Thiện hết ḷng tạ ơn Thiên Chúa đă ban cho ḿnh có một vị linh mục bên cạnh để chia vui sẻ buồn và giúp Chú thêm Tin Yêu để can đảm đón nhận cuộc tử h́nh đang chờ đợi. Không ngờ, cố Phan lại chính là bề trên của chủng viện An Ninh. Ngài được vào tù ở chung với chú Tôma Thiện. Bấy giờ, cố Phan huấn luyện chú Tôma Thiện trên con đường trở thành linh mục ngay trong lao tù. V́ thế, chúng ta thường nói: Thánh Tôma Thiện là chủng sinh của chủng viện An Ninh, v́ đă được chính cha bề trên đào tạo trong tù.

Theo thỉnh cầu của cha Jaccard, lính cho ngài và chú Tôma Thiện cùng qùy mặt đối mặt. Hai giây tḥng lọng tṛng vào cổ hai cha con. Hồi chiêng trống vừa dứt, chú Tôma Thiện ngước mắt trông lên trời. Quân lính nắm hai đầu dây kéo lại thật mạnh; chú Tôma Thiện gục đầu tắt thở. Sau khi chứng kiến cuộc tử đạo anh dũng của chủng sinh ḿnh, linh mục Phan cũng hiên ngang đưa cổ ra chịu tử đạo.

Linh mục Phan xin lính cho ngài và chú Tôma Thiện diện đối diện nhưng mà cùng nh́n về trời. Anh Chị Em ở dưới này coi là chú Tôma Thiện đi nha! Trên này đức ông và các cha, cùng với thầy Sáu, là linh mục Phan: diện đối diện cùng nh́n về Trời! Chúng ta diện đối diện nhưng cùng nh́n về Bàn Thờ, hay đúng hơn nữa, cùng nh́n về Thập giá. V́ sao? Thời trước, theo kiến trúc thánh đường và theo nghi thức Phụng vụ, các linh mục làm Lễ, xin lỗi, hay nói là, quay lưng về phía Anh Chị Em, phải không? Ḿnh nói tuyệt hơn nữa là: cộng đoàn phụng vụ và linh mục chủ tế cùng nh́n về phía này, phía có Thánh giá: đó là hướng Đông! Tất cả cộng đoàn phụng vụ cùng với linh mục chủ tế nh́n về hướng Đông, là Đức Giêsu Kitô, v́ theo Malaki, ngôn sứ cuối cùng của Cựu ước (tiếp sau đó là 400 năm Thinh Lặng của Cựu ước, 400 năm không ngôn sứ), theo Malaki th́ Thiên Sai là Mặt Trời Công Chính. Với Vatican II bấy giờ, đức ông Hàm (Nguyễn Ngọc) và các linh mục đồng tế đây, cùng với thầy Sáu, ở trên này, với Anh Chị Em dưới này: chúng ḿnh như cha Jaccard và chú Tôma Thiên diện đối diện nhưng mà cùng nhau nh́n về Mặt Trời, nh́n về Thánh giá. Cây Thánh giá ở nơi đây v́ hơi thiếu chỗ, đáng lư phải được đặt kế cận Bàn Thờ để cho linh mục chủ tế và cộng đoàn cùng nh́n về Thánh giá, là Chúa Giêsu Kitô, là Phương Đông của chúng ta, là Mặt Trời Công Chính. Anh Chị Em thấy đẹp không?

Chúng ta, sau Đại hội này, chỉ cần nhớ linh mục Phan và chú Tôma Thiện diện đối diện và cùng nhau hướng về Trời. Mà theo Phụng vụ, chúng ta nói: cùng nhau hướng về Mặt Trời Công Chính ở Phương Đông. Mà Mặt Trời Công Chính này, theo ngôn sứ Malaki nói tiếp, là Mặt Trời có những tia sáng chữa lành bệnh. À! Không phải lá dứa hay dầu dừa chữa bệnh tiểu đường, mà đây là những tia sáng chữa lành bệnh qua tác động của Chúa Thánh Thần. V́ thế, chúng ta cầu nguyện sao? Lạy Chúa, mỗi lần chúng con tới cùng linh mục chủ tế hướng về Mặt Trời Công Chính, là Chúa Giêsu Kitô, xin cho chúng con nhận được Thánh Thần của Ngài, để rồi chúng con ra về khỏe mạnh hơn, để rồi chúng con cảm thấy được lành nhiều thứ bệnh. Mỗi lần đến tham dự Thánh Lễ, với Lời Chúa, với những tư thế (đứng, qú, ngồi...) hay những dấu chỉ trong Phụng vụ (như bánh rượu...), chúng con được nhắc nhở, và tôi xin trưng câu nói của một nhà nghiên cứu về Thánh Lễ, bằng tiếng Anh v́ bấy giờ chúng ta sẽ dễ hiểu hơn (cău tiếng Anh vắn gọn lắm): Khi chúng ta tới Thánh lễ, bấy giờ chúng ta được Thiên Chúa giúp ư thức Ngài tốt lành như thế nào, How good God is, chứ không phải để ư thức How bad we are. Tới tham dự Thánh lễ, chúng ta được nung nấu niềm Tin và niềm Hy vọng, bởi v́ chúng ta, tuy là tội nhân, nhưng cũng muốn cải thiện; tội nhân có thiện chí cải thiện nhưng vẫn c̣n yếu đuối. Mặc dù vậy, cứ tới gặp Chúa Giêsu Kitô đi! Như Đức Thánh Cha vừa nhắc nhở: chúng ta là tội nhân nhưng là tội nhân được yêu thương. Mà phải nói: được yêu thương nhiều hơn, tại v́, như con cái trong nhà ḿnh, đứa nào bị bịnh th́ cha mẹ yêu thương hơn. Cho nên, khi chúng ta tới đây với ư thức chúng ta là tội nhân, th́ phải xác tín Thiên Chúa đang xích lại gần để chăm sóc chúng ta hơn, chu đáo hơn.

Điểm thứ hai. Xin Chúa chữa chúng ta được lành căn bệnh đi lung tung lang tang trong cuộc đời. Xin cho chúng biết nhấp lại dây Neo Bí tích Thánh Thể, cho chúng con mỗi lần tham dự Thánh Lễ, chúng con thấy vững Neo. Bấy giờ, trở về cuộc sống của ngày, của tuần, của tháng, luôn tin tưởng Chúa Giêsu Neo Thánh Thể của chúng ta, Emmanuel của chúng ta, đang đồng hành với chúng ta trong mọi sinh hoạt.

6) Cuộc Tử đạo của Thánh Tôma Thiện và việc tham dự Thánh Lễ bằng chính cuộc sống.

Và lạy Chúa, qua lời chuyển cầu của thánh chủng sinh Tôma Thiện, xin cho chúng con luôn ư thức cuộc tử đạo của ngài là tham dự vào hy tế của Chúa Giêsu Kitô, mà bằng chính cuộc đời chủng sinh của ngài, chứ không phải như chúng ta đến đây nhiều khi đóng góp 5 đồng, 10 đồng, giống như đại diện của chúng ta, nhưng tâm hồn của chúng ta không theo Chúa trong Thánh lễ và sau Thánh lễ, không quyết tâm sống lời của Ngài. Đó chính là ư nghĩa của Bài Đọc thứ nhất mà anh Đồng (Lê Công) tuyên đọc đấy! Ngôn sứ Isaia bảo: Trong tương lai, từ muôn phương, dân Do Thái sẽ hồi hương. Từ muôn phương là từ đâu? Từ những nơi bị lưu đày. Nhất là miền Nam bị lưu đày qua ở Babylon 70 năm; trong hoàn cảnh ấy, mới được các ngôn sứ dạy dỗ, giúp nhớ lại Đền Thánh Giêrusalem với không biết bao nhiêu nghi lễ rất là hoành tráng, thế mà Thiên Chúa, qua miệng các ngôn sứ, phán bảo: Thiên Chúa nhờm tởm những nghi lễ ấy! V́ sao? Kinh thánh ghi rơ ràng: có nhiều người đem con dê hay là con chiên tới, mà dê ấy, chiên ấy, là dê chiên bị bịnh, ăn không được mới đem dâng cho Thiên Chúa; con dê bị què dâng cho Thiên Chúa. Như vậy, làm sao có cả cuộc đời ḿnh dính liền vào hy lễ t́nh yêu ấy được. Cho nên các ngôn sứ bảo: Thiên Chúa nhờm tởm các hy lễ ấy! V́ sao? Tại v́ tất cả các hy lễ ấy là hy lễ mà, theo kiểu nói của Đức Thánh Cha của chúng ta trong các sách về Phụng vụ của ngài, là hy lễ thay thế (Replacement Sacrifice, Sacrifice de remplacement). Chúng ta thấy Abraham tế lễ: tế lễ con ḿnh, chứ đâu phải tế lễ chính ông, cho dù ḷng người cha cũng quặn đau. Rồi tới Isaac tế lễ nhưng được thay thế bằng con dê đực bị vướng trong cây; rồi sau này, dân Do Thái cũng thế. Khi mạc khải như vậy, Thiên Chúa cũng báo trước Chúa Giêsu Kitô, sau này, cũng sẽ chết thế cho chúng ta. Đúng! Nhưng lưu ư: Chúa Giêsu chết thế cho chúng ta nhưng đồng thời cũng lôi kéo chúng ta vào với Ngài để cùng chết với Ngài, cùng dâng Lễ với Ngài. V́ thế Ngài mới nói: Một khi được treo lên cao, Ta sẽ lôi kéo mọi người về Ta! V́ thế, trong các Kinh Nguyện Thánh Thể được bổ túc sau Vatican II nhờ những đóng góp của Giáo hội Chính Thống, vai tṛ tối ư cần thiết của Chúa Thánh Thần mới được diễn tả trong Kinh Nguyện Thánh Thể rất rơ ràng, với ba nhấn mạnh...

Thứ nhứt: Xin Chúa Thánh Thần xuống thánh hoá, liên kết bánh và rượu này với Ḿnh Máu Thánh Chúa Giêsu Kitô để trở thành chính Ḿnh Máu Thánh Chúa Giêsu Kitô. Chúng ta gọi là kinh Xin Ban Chúa Thánh Thần (Epiclesis) và Truyền phép.

Rồi sau đó, sau khi đă có Chúa Giêsu Kitô hiện diện trên Bàn Thờ, xin Thánh Thần tiếp tục lôi kéo chúng ta đến với Đức Giêsu Kitô để hợp nhất trong Ngài, trở thành Giáo hội, là chính Thân thể của Ngài: không c̣n có cái chuyện chỉ thay thế mà thôi!

Rồi tới phần thứ ba của vai tṛ Chúa Thánh Thần trong Kinh Nguyện Thánh Thể: bấy giờ, lạy Chúa Thánh Thần, xin đẩy chúng con thêm nữa để chúng con nên giống Chúa Giêsu Kitô hơn, để trong Ngài và với Ngài, chúng con trở thành hy lễ dâng lên đẹp ḷng Thiên Chúa Cha trong toàn thể cuộc sống kitô hữu.


Kết: Nguyện xin được sống tinh thần Tôma Thiện.

Lạy Chúa, mỗi lần tham dự Thánh lễ, nhất là khi tưởng nhớ tới Thánh Tôma Thiện, xin cho chúng con biết đem cuộc đời ḿnh vào kết hiệp với cuộc đời Chúa Giêsu Kitô. Và v́ thế, sau Thánh lễ, chúng con thấy điều quan trọng nhất, là chúng con cảm nhận được chữa lành bệnh do tác động của Chúa Thánh Thần, như chúng ta vừa suy gẫm. Lạy Đấng Neo Emmanuel đă ở với chú Tôma Thiện trong cuộc tử đạo, xin ở với chúng con luôn măi để chúng con luôn có tinh thần Tôma Thiện trong cuộc sống mỗi ngày.
(Linh mục Gioan Nguyễn Lợi, 18 tháng 9, 2010)